Nên mua đàn piano nào cho người mới học? Cây đàn piano điện phù hợp cho người mới bắt đầu có những chức năng gì ? Mới bắt đầu học đàn piano điện có phải mua đàn giá cao hay không và nên mua thương hiệu nào?….

Chắc chắn rằng đây là những thắc mắc mà những người chuẩn bị học đàn piano đang muốn tìm hiểu. Để giảm bớt đi sự lo lắng thì Việt Thanh Music sẽ hướng dẫn cho các bạn cách chọn đàn piano điện cho người mới bắt đầu.

Hướng Dẫn Chọn Đàn Piano Điện Cho Người Mới Bắt Đầu

Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những vấn đề mà bạn cần lưu ý và những kinh nghiệm khi chọn mua đàn piano điện cho người mới học, sau khi đọc và tìm hiểu những vấn đề đó thì tôi tin chắc rằng bạn sẽ thuận lợi mua được một cây đàn piano điện phù hợp cho bản thân.

Cách chọn đàn piano cho người mới bắt đầu

Xác định mục đích học đàn piano điện

Bạn học đàn piano điện để làm gì?

  • Bạn học đàn piano điện để giải trí và đệm hát trong thời gian rãnh rỗi, không có ý định sẽ theo đuổi bộ môn này lâu dài thì nên chọn những cây đàn piano điện giá rẻ để tiết kiệm chi phí.
  • Bạn học đàn piano điện vì đam mê và có ý định chơi lâu dài thì bạn nên đầu tư một cây đàn có giá tầm trung trở lên để sau này trình độ của bạn đã cao hơn thì cây đàn đó vẫn đáp ứng được nhu cầu của bạn.

Chi phí mua đàn piano điện

Mới bắt đầu học đàn piano điện thì nên mua đàn với giá bao nhiêu?

  • Nếu mục đích học của bạn là giải trí thì nên mua một cây đàn piano giá rẻ khoảng từ 10-15 triệu, với mức giá này bạn đã sỡ hữu một cây đàn piano điện mới với đầy đủ những chức năng cơ bản hỗ trợ tốt cho người mới học.
  • Nếu mục đích học của bạn là chơi lâu dài thì bạn nên mua một cây đàn giá tầm trung khoảng từ 18-23 triệu. Những cây đàn này có thêm những chức năng nâng cao hơn để giúp cho các bạn sau khi đã thành thạo những bước cơ bản có thể chinh phục được những trình độ cao hơn.

⇒ Các bạn có thể tham khảo thêm bảng giá tất cả các sản phẩm đàn piano điện tại link https://nhaccuvietthanh.com/danh-muc/dan-piano-dien/

Những chức năng của đàn piano điện phù hợp cho người mới học

Một cây đàn piano điện dành cho người mới học phải có những chức năng cơ bản để giúp người sử dụng tiếp xúc làm quen với từng ngón đàn và tạo nên hứng thú khi sử dụng.

– Những chức năng cơ bản dành cho người mới học: thư viện bài nhạc phong phú nhiều thể loại giúp cho người chơi thường xuyên nghe và cảm âm, chế độ twin piano chia bàn phím làm hai giúp cho thầy cô giáo dễ dành hướng dẫn học sinh và chơi song tấu với bạn bè trong thời gian rãnh, hay máy đếm nhịp để hỗ trợ giữ nhịp đánh phím một cách tốt hơn, thu âm và phát lại có thể cho người chơi biết được khả năng của bản thân đã đạt được trình độ nào sau khi nghe lại bài nhạc mình đã đánh.

– Những chức năng nâng cao hơn: như kết nối với các thiết bị bên ngoài, các chế độ đệm điệu, âm sắc phong phú,…

Thương hiệu đàn piano điện dành cho người mới học

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu bán đàn piano điện nhưng phải nói đến sự chất lượng đó chính là 3 thương hiệu Roland, Yamaha, Casio.

– Bạn có thể chọn những cây đàn piano điện dành cho người mới học giá rẻ đến từ thương hiệu Yamaha, Casio ví dụ như model Casio CDP-120, CDP-130 hay Yamaha P-115

– Hay những cây đàn piano điện có giá tầm trung vẫn đáp ứng được những chức năng cơ bản và phát triển thêm chức năng nâng cao như thương hiệu Roland và Yamaha ví dụ như những model: Roland RP-102, Roland RP-302, Yamaha CLP545.

Giới thiệu một số sản phẩm đàn piano điện dành cho người mới học

Để các bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm thì chúng tôi xin giới thiệu đến bạn  đọc 2 sản phẩm đàn piano điện thích hợp cho người mới học đang làm mưa làm gió trên thị trường.

1/ Đàn piano điện Casio CDP-130

Đàn piano điện Casio CDP-130 được ra mắt thị trường năm 2015 với những công nghệ tiên tiến, âm thanh chân thật, kiểu dánh sang trọng với mức giá thành phải chăng chỉ 11.800.000 vnđ.

Những tính năng của đàn piano điện Casio CDP-130

– Nguồn âm thanh AHL* chất lượng cao mô phỏng âm thanh như một cây đàn piano cơ với nhiều tiếng của các loại nhạc cụ khác nhau

– Bàn phím chắc chắn : hệ thống búa không có lò xo tương tự như hệ thống trong đại dương cầm mang lại cảm giác bàn phím chắc chắn một cách tự nhiên.

– Hiệu ứng kĩ thuật số: Phòng (1 kiểu), Hồi âm (10 kiểu), hợp xướng (5 kiểu)

– Máy gõ nhịp giúp giữ nhịp cho người sử dụng

– Chế độ twin piano chia bàn phím làm 2 để chơi song tấu

– Silent piano sử dụng tai nghe để luyện tập thường xuyên mà không làm phiền tới người xung quanh

– Có bàn đạp giảm âm để âm thanh nhỏ lại phù hợp cho việc sáng tác.

2/ Đàn piano Roland RP-102

Đàn piano Roland RP-102 là một model HOT hiện nay với những chức năng cơ bản tuyệt vời hỗ trợ cho người mới học và những chức năng nâng cao tạo ra không khí vui tươi trong quá trình học và sử dụng. Giá của đàn piano điện Roland RP-102 trên thị trường là 19.990.000 vnđ.

Những tính năng của đàn piano điện Roland RP-102

– Công nghệ âm thanh SuperNatural mang lại những sắc thái biểu cảm chân thực nhất như âm thanh của đàn piano cơ

– Bàn phím PHA-4 mang đến cho bạn vẻ bề ngoài và vẻ ngoài huyền ảo. Với công nghệ cảm biến tiên tiến của nó bàn phím cho bạn phản ứng thực và biểu hiện.

-Twin Piano cho phép bạn chia bàn phím thành hai, với cả hai mặt bao gồm cùng một quãng tám, cùng với việc chia bàn đạp phải và trái thành bàn đạp giảm chấn riêng biệt Chức năng này giúp học sinh dễ dàng ngồi bên cạnh giáo viên và thấy và nghe chính xác những gì họ cần phải học.

-Với máy nhịp kế được tích hợp sẵn giữ cho bạn đánh theo nhịp

– Máy ghi sẽ cho phép bạn ghi lại và nghe nghe xem trình độ của bạn đã tới đâu hoặc dùng trong phòng thu chỉnh sửa nhạc

– Thư viện bài nhạc đa dạng giúp cho người chơi thường xuyên nghe nhạc và luyện tập cảm âm.

– Ứng dụng partner 2 dành cho người mới học sử dụng bằng bluetooth bao gồm nhiều chức năng bên trong như hiển thị nốt nhạc trên màn hình, ghi âm phát lại, trò chơi,…

Vậy là chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn cách chọn đàn piano điện cho người mới bắt đầu và một số sản phẩm nổi bật đến từ 2 thương hiệu Roland và Casio. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here